11+ thông tin bạn cần biết về bảo hiểm khoản vay

icon calendar28/03/2025

Bảo hiểm khoản vay là giải pháp giúp bảo vệ người vay khỏi rủi ro tài chính trong suốt quá trình trả nợ. Tìm hiểu ngay lợi ích và cách thức hoạt động của bảo hiểm khoản vay trong bài viết sau đây!

Bạn đọc lưu ý: Các số liệu và thông tin trong bài viết được tổng hợp từ nguồn thị trường chung và không áp dụng riêng cho sản phẩm hay dịch vụ của SeABank. 

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay, hay còn gọi là bảo hiểm tín dụng, là một hình thức bảo hiểm tài chính giúp đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay của người vay trong trường hợp gặp rủi ro ngoài ý muốn. Nếu người vay không may tử vong hoặc bị tai nạn dẫn đến thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản dư nợ còn lại cho ngân hàng thay cho người vay.

Bảo hiểm khoản vay đóng vai trò như một "tấm khiên" bảo vệ cho cả khách hàng và các tổ chức tài chính:

  • Đối với người vay: Giúp giảm áp lực tài chính cho gia đình và người thân của người vay khi xảy ra những rủi ro bất ngờ.
  • Đối với ngân hàng: Đảm bảo khoản vay được thanh toán đầy đủ, giảm thiểu nguy cơ mất vốn và tăng doanh thu dịch vụ.

Với sự kết hợp linh hoạt giữa quyền lợi bảo vệ và trách nhiệm chi trả, bảo hiểm khoản vay đang ngày càng được các ngân hàng khuyến nghị trong các hợp đồng tín dụng hiện nay, đặc biệt là các khoản vay tín chấp hoặc vay mua nhà có số tiền vay lớn và thời hạn vay kéo dài. 

Bảo hiểm khoản vay đóng vai trò như một "tấm khiên" bảo vệ cho cả khách hàng và các tổ chức tài chính.
Bảo hiểm khoản vay đóng vai trò như một "tấm khiên" bảo vệ cho cả khách hàng và các tổ chức tài chính.

2. Phân loại bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau tùy theo tính chất và mục đích vay nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các loại bảo hiểm khoản vay phổ biến bao gồm:

1. Bảo hiểm khoản vay tiêu dùng

Đây là loại bảo hiểm dành cho các khoản vay nhỏ phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm, du lịch hoặc sửa chữa nhà cửa. Loại bảo hiểm khoản vay này phù hợp với các khoản vay ngắn hạn, giá trị thấp.

2. Bảo hiểm khoản vay thế chấp

Đây là loại bảo hiểm áp dụng cho các khoản vay lớn có tài sản đảm bảo, như vay mua nhà, xe hơi hoặc đầu tư kinh doanh. Khi vay thế chấp, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản được giữ lại bởi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, trong khi tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay. Tuy nhiên, khi người vay không có khả năng chi trả, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ thu hồi tài sản này.

Nếu người vay không thể trả nợ do gặp rủi ro như tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán khoản vay thay, giúp bảo vệ tài sản thế chấp khỏi bị tịch thu bởi ngân hàng.

3. Bảo hiểm khoản vay tín chấp

Vay tín chấp là khoản vay không cần tài sản đảm bảo, thường dựa vào uy tín hoặc thu nhập của người vay. Hình thức vay vốn này đang rất phổ biến hiện nay.

Trong trường hợp này, bảo hiểm khoản vay sẽ có tính chất tương tự như bảo hiểm thân thể. Khi người vay gặp rủi ro bất ngờ dẫn đến mất khả năng thanh toán, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt chi trả khoản nợ còn lại, giảm thiểu rủi ro tài chính cho ngân hàng và bảo vệ uy tín của người vay.

Bảo hiểm khoản vay được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau
Bảo hiểm khoản vay được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau tùy theo tính chất và mục đích vay.

3. Điều kiện để làm bảo hiểm khoản vay

Để tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản, tùy thuộc vào quy định của ngân hàng và công ty bảo hiểm liên kết. Cụ thể như sau:

  • Độ tuổi phù hợp: Khách hàng thường phải trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. Đây là giới hạn nhằm đảm bảo người tham gia đủ khả năng nhận thức để hiểu và tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Có khoản vay tại ngân hàng: Bảo hiểm khoản vay chỉ áp dụng cho các khách hàng đã ký hợp đồng vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
  • Thỏa thuận bảo hiểm khoản vay: Ngân hàng và công ty bảo hiểm phải có chính sách liên kết, cho phép khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay như một phần trong dịch vụ hỗ trợ tài chính.

Mỗi chính sách bảo hiểm khoản vay có thể có những khác biệt về độ tuổi tham gia, phạm vi bảo vệ (quyền lợi được chi trả toàn bộ hoặc một phần dư nợ) cũng như thời hạn tham gia bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi, người vay cần đọc kỹ các điều khoản hợp đồng, so sánh giữa các chính sách bảo hiểm khác nhau và hỏi rõ những vấn đề chưa hiểu trước khi ký kết hợp đồng vay vốn cũng như bảo hiểm khoản vay.

Để tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Để tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.

4. Bảo hiểm khoản vay hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của bảo hiểm khoản vay là sự bảo vệ tài chính cho người vay trong trường hợp gặp phải sự cố ngoài dự tính như tử vong hoặc thương tật nặng, khiến họ không thể tiếp tục trả nợ. Người vay sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Khi xảy ra sự cố, nếu người vay không thể trả khoản vay, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt họ thanh toán số tiền còn lại cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi bảo hiểm này, người vay cũng cần tuân thủ các quy định và điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm khoản vay đã ký kết như:

  • Đã thanh toán đầy đủ phí bảo hiểm theo đúng quy định của hợp đồng.
  • Tuân thủ nghĩa vụ trả nợ trong suốt thời gian vay và không vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng vay.
  • Có chứng minh khả năng không thể thanh toán nợ, như giấy chứng tử, giấy chứng nhận thương tích của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, các hợp đồng bảo hiểm khoản vay cũng có thể bao gồm một số giới hạn bảo hiểm, chẳng hạn như số tiền bảo hiểm tối đa, thời gian bảo vệ hoặc loại hình rủi ro được bảo vệ. Vì vậy, trước khi quyết định tham gia bảo hiểm khoản vay, người vay nên nghiên cứu kỹ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng để đảm bảo rằng mình sẽ nhận được sự bảo vệ đầy đủ khi không may xảy ra rủi ro.

Bảo hiểm khoản vay bảo vệ tài chính cho người vay khi gặp phải sự cố khiến họ không thể tiếp tục trả nợ.
Bảo hiểm khoản vay bảo vệ tài chính cho người vay khi gặp phải sự cố khiến họ không thể tiếp tục trả nợ.

5. Lợi ích của bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với cả ngân hàng và người đi vay trong quá trình giao dịch vay vốn.

Lợi ích đối với ngân hàng:

  • Giảm rủi ro cho vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn nếu khách hàng gặp sự cố không thể trả nợ.
  • Có thể tự tin xét duyệt các khoản vay, đặc biệt là với những khách hàng có thu nhập không ổn định hoặc yêu cầu vay số tiền lớn.
  • Tiết kiệm chi phí xử lý nợ xấu.
  • Nâng cao uy tín và khả năng thu hút khách hàng mới vay vốn tại ngân hàng.
  • Có thể tư vấn và cung cấp thêm các sản phẩm tài chính khác cho khách hàng.

Lợi ích đối với người đi vay:

  • Bảo vệ tài chính trong trường hợp không may gặp sự cố như tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn, bảo vệ tài sản thế chấp không bị mất đi (trong trường hợp vay thế chấp tài sản).
  • Giảm gánh nặng tài chính, giúp gia đình duy trì cuộc sống ổn định.
  • An tâm hơn khi thực hiện các khoản vay lớn, chẳng hạn như vay mua nhà hoặc vay tiêu dùng dài hạn.
  • Có cơ hội hưởng các ưu đãi về lãi suất từ ngân hàng khi ký hợp đồng bảo hiểm khoản vay.
Khách hàng có cơ hội hưởng các ưu đãi về lãi suất từ ngân hàng khi ký hợp đồng bảo hiểm khoản vay.
Khách hàng có cơ hội hưởng các ưu đãi về lãi suất từ ngân hàng khi ký hợp đồng bảo hiểm khoản vay.

6. Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Theo quy định sau đây tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản pháp lý liên quan, không có yêu cầu bắt buộc người vay phải mua bảo hiểm khoản vay.

“Điều 15. Bảo đảm tiền vay

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan”.

Do đó, việc mua bảo hiểm khoản vay là hoàn toàn tự nguyện, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng không được phép ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay. Nếu ngân hàng yêu cầu mua bảo hiểm mới được xét duyệt hợp đồng và giải ngân khoản vay, hành động này là hành vi vi phạm pháp luật. Ngân hàng có thể bị xử phạt theo Nghị định 98/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP, với mức phạt từ 40.000.000 VND đến 50.000.000 VND. Vì vậy, người đi vay cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi quyết định mua bảo hiểm khoản vay.

Việc mua bảo hiểm khoản vay là hoàn toàn tự nguyện, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.
Việc mua bảo hiểm khoản vay là hoàn toàn tự nguyện, phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

7. Các rủi ro được bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay giúp người vay và gia đình giảm thiểu gánh nặng tài chính khi đối mặt với những sự kiện bất ngờ. Các rủi ro được bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ người vay và đảm bảo rằng khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ cho ngân hàng.

Cụ thể về các loại rủi ro được bảo hiểm:

  • Người vay không may qua đời trong suốt thời gian vay.
  • Người vay bị thương tật vĩnh viễn toàn bộ hoặc một phần và mất khả năng lao động.
  • Người vay bị mất việc và không thể tiếp tục trả nợ.
  • Người vay mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, tai biến hoặc các căn bệnh nguy hiểm khác được quy định trong điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, để có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro này, người vay cần đáp ứng một số điều kiện nhất định như cung cấp hồ sơ chứng minh tình trạng sức khỏe, thời gian tham gia bảo hiểm và các yêu cầu khác từ công ty bảo hiểm. Những điều kiện này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng hợp đồng và công ty bảo hiểm. Vì vậy người vay cần đọc kỹ các điều khoản trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Khi mua bảo hiểm khoản vay, khách hàng có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.
Khi mua bảo hiểm khoản vay, khách hàng có thể nhận được quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro.

8. Phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?

Khi mua bảo hiểm khoản vay, người vay phải trả một khoản phí nhất định, gọi là phí bảo hiểm khoản vay. Mức phí này thường dao động khoảng 6% tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng.

Thông thường, khoản phí này có thể được cộng vào số tiền nợ gốc để thanh toán dần hoặc trừ thẳng vào số tiền giải ngân, tùy theo thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng.

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay như sau: Phí bảo hiểm = Mức bảo hiểm x Tổng số tiền vay

Ví dụ: Nếu bạn vay ngân hàng 200 triệu VND và mức phí bảo hiểm là 6%, thì số tiền bảo hiểm bạn cần đóng sẽ là: 200.000.000 VND x 6% = 12.000.000 VND.

Khi mua bảo hiểm khoản vay, người vay phải trả một khoản phí nhất định.
Khi mua bảo hiểm khoản vay, người vay phải trả một khoản phí nhất định. 

9. Lưu ý khi mua bảo hiểm khoản vay

Khi quyết định mua bảo hiểm khoản vay, người vay cần lưu ý một số yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi và sự an tâm trong suốt quá trình vay.

  • Chọn sản phẩm phù hợp: Trước khi lựa chọn bảo hiểm khoản vay, người vay nên xác định rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Các sản phẩm bảo hiểm có sự khác biệt về quyền lợi và mức phí, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ để chọn gói bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu.
  • Đọc kỹ hợp đồng: Trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, người vay cần xem xét và hiểu rõ tất cả các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ tối đa.
  • Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín: Người vay nên lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín và lịch sử hoạt động minh bạch trên thị trường để đảm bảo việc thanh toán khoản nợ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác khi xảy ra sự cố.
Trước khi lựa chọn bảo hiểm khoản vay, người vay nên xác định rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.
Trước khi lựa chọn bảo hiểm khoản vay, người vay nên xác định rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

10. Thời hạn bảo hiểm khoản vay là bao lâu?

Thời hạn bảo hiểm khoản vay là khoảng thời gian mà hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, bắt đầu từ khi hợp đồng được ký kết cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ. Trong suốt thời gian này, nếu người vay gặp phải những rủi ro được bảo hiểm (như tử vong, tai nạn gây thương tật vĩnh viễn), công ty bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả thay người vay số dư nợ cho ngân hàng theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Thời gian bảo hiểm thường được xác định căn cứ vào thời gian vay vốn. Hợp đồng bảo hiểm sẽ có hiệu lực cho đến khi khoản vay được thanh toán hoàn toàn hoặc đến khi hết thời gian vay nếu khoản vay được thanh toán trước hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người vay có thể gia hạn hợp đồng bảo hiểm hoặc chuyển sang loại bảo hiểm khác khi có nhu cầu.

Thời gian bảo hiểm thường được xác định căn cứ vào thời gian vay vốn.
Thời gian bảo hiểm thường được xác định căn cứ vào thời gian vay vốn. 

11. Tiền bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?

Không ít người vay thắc mắc khi họ trả nợ trước thời hạn hoặc không có nhu cầu được bảo hiểm nữa, họ có thể được hoàn trả lại khoản phí bảo hiểm không. Trên thực tế, khoản phí bảo hiểm khoản vay này không được hoàn lại sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được kích hoạt.

Trong một trường hợp khác, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra (như tử vong hoặc thương tật) nhưng vượt quá tuổi giới hạn trong hợp đồng, bảo hiểm cũng sẽ chấm dứt và không có khoản phí nào được hoàn lại. Bảo hiểm khoản vay chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ ngân hàng trong trường hợp người vay không thể thanh toán nợ vì các rủi ro không lường trước. Do đó, nếu không có sự kiện này, phí bảo hiểm sẽ không được hoàn trả.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nếu hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt trước thời gian dự kiến, người vay hoặc công ty bảo hiểm có thể được hoàn trả một phần phí:

  • Nếu công ty bảo hiểm chấm dứt hợp đồng: Người vay có thể nhận lại một phần phí bảo hiểm, có thể là 100% hoặc theo tỷ lệ phần trăm quy định trong hợp đồng đã ký kết.
  • Nếu người vay yêu cầu chấm dứt hợp đồng: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại một phần phí bảo hiểm tính theo thời gian còn lại của hợp đồng.
Phí bảo hiểm khoản vay không được hoàn lại sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được kích hoạt.
Phí bảo hiểm khoản vay không được hoàn lại sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được kích hoạt.

Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là giải pháp tài chính quan trọng, giúp bảo vệ cả người vay và ngân hàng trước những rủi ro không mong muốn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ lợi ích và điều kiện của bảo hiểm khoản vay, từ đó đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo an tâm trong quá trình vay vốn và sử dụng các dịch vụ tài chính.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank

Địa chỉ: Tòa nhà BRG, 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Call Center: KHCN 1900 555 587 / (024) 39448702 – KHDN 1900 599 952/ 024-32045952

Email CSKH: contact@seabank.com.vn

 

Tin Tức Liên Quan

    Chat bot